Hotline: 0936.042.333 - Email: info@dulichanhsaomoi.com
Hỗ trợ trực tuyến
Điều hành Điều hành
Tel : 0936. 042. 333 - (024) 3998 1323
Ms Mơ Ms Mơ
Tel : 0987.303.118 - (024) 3.932.0255
Ms Bình Ms Bình
Tel : 0966.072.571 - (024) 3923 3888
Sale tour Sale tour
Tel : 0986 416 286 - (024) 3998 1323
Sale tour Sale tour
Tel : 0936 042 333 - (024). 39981323
Sale tour Sale tour
Tel : 0966.072.502 - (024).3266.8060
Đặt vé máy bay Đặt vé máy bay
Tel : 0936 042 333 - (024) 3998 1323
Cho thuê xe Cho thuê xe
Tel : 0986. 416. 286 - (024). 3998. 1323
Chi nhánh - Vp Hưng Yên Chi nhánh - Vp Hưng Yên
Tel : 0986 416 286 - (0221) 3553 666
Lưu ý: DU LỊCH ÁNH SAO MỚI không chịu trách nhiệm khi Quý khách giao dịch với các số Điện Thoại, Nick Yahoo , Nick Skype và Email cá nhân khác ... Xin chân thành cảm ơn!
Dịch vụ khác
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
  • Du lich Anh Sao Moi - Du lich Anh Sao Moi
Đi đâu du lịch ngày Giỗ tổ 10/3? - Di dau du lich ngay Gio to 10/3? Đi đâu du lịch ngày Giỗ tổ 10/3?

Dù chỉ có 1 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ nhưng bạn hoàn toàn có thể tổ chức một chuyến du lịch gần Hà Nội, đi về trong ngày.


Đi đâu du lịch ngày Giỗ tổ 10/3?

Dù chỉ có 1 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ nhưng bạn hoàn toàn có thể tổ chức một chuyến du lịch gần Hà Nội, đi về trong ngày.
 

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km.

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
 
Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Các di tích chính trong quần thể di tích đền Hùng bao gồm:

- Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.

- Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.

- Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.

- Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Tranh thêu quần thể di tích đền Hùng

 
- Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).

- Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.

- Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại

- Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.

- Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.

Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Chương trình tổng thể lễ hội Đền Hùng năm 2014
 
2. Ninh Bình

Cũng có lợi thế địa lý gần Hà Nội như Phú Thọ, Ninh Bình là một trong những điểm đến có nhiều di tích lịch sử và là lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ Giỗ tổ năm nay.

Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại Đinh - Lê - Lý mà bằng chứng để lại là hàng loạt các đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp, chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm thời Trần và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử.

 
Các địa điểm tham quan tại Ninh Bình phải kể đến:

- Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên, hệ thống chùa cổ Hoa Lư...

Tràng An

 
- Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam dọc theo sườn núi.

- Các di tích văn hóa khác: phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu, các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu, v.v.

- Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh.v.v.

3. Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội)

Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ duy nhất được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.

 

Thành cổ Sơn Tây


Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

Thời trước người ta coi trọng bốn vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới thường được gọi là Tứ trấn (bốn trọng trấn), gồm có: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam.

Đây là đoạn phố phía cửa Tả - mở về hướng Đông, có chợ Nghệ - khu chợ mới xây dựng lại bề thế trên nền khu chợ cổ đã có từ bao đời

 
Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong thì che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài thì làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.

Do địa thế mà từ xa xưa lúc nào Sơn Tây cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây còn là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước.

Chiếc cầu này dẫn bạn từ đường phố Phó Đức Chính, từ Công viên trung tâm thị xã yên bình, cổ kính vào thành qua cửa Hậu - mở về hướng Bắc
 
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông.

Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả.

Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32).

4. Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Nằm cạnh quốc lộ 32, Đường Lâm thu hút du khách bởi những nếp nhà cổ kính và không gian văn hóa của một làng Việt xưa có sức sống trường tồn theo năm tháng.

Đường Lâm là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Cổng làng Mông Phụ, một trong những cổng làng cổ đặc biệt còn được lưu giữ lại.

 
 
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Nhà thờ Đường Lâm Đá ong, nét đặc biệt của mảnh đất này

 
Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.

Làng cổ Đường Lâm dưới góc máy người nước ngoài

Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).
Đặc sản Đường Lâm có món tương nức tiếng không thua kém gì tương Bần. Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản, do đó, khi tới làng Mông Phụ, bạn nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi khám phá ngôi làng cổ.
 

Đi đâu du lịch ngày Giỗ tổ 10/3?

Giá vé cáp treo Cát Bà khánh thành tháng 5 năm 2020

Toàn tuyến có lộ trình như sau: Cát Hải - Phù Long - Vườn Quốc Gia -Cái Đồn - Cát Bà. Sẽ đưa quý khách từ đảo Cát Hải đến thẳng trung tâm thị trấn đảo Cát Bà.

» Xem Thêm

Đà Nẵng công bố cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2015

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng vừa chính thức công bố kế hoạch cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 (DIFC 2015) diễn ra trong 2 đêm 28 và 29/4/2015 với chủ đề “Đà Nẵng - Bản giao hưởng sắc màu.”

» Xem Thêm

5 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình

Du lịch Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động… Ninh Bình còn được biết đến bởi rất nhiều khu di tích lịch sử và điểm du lịch tâm linh.

» Xem Thêm

9 điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm... cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.

» Xem Thêm

10 điểm du lịch tham quan hấp dẫn nhất tại Nha Trang

Du lịch Nha Trang từ lâu đã nổi tiếng với nhiều điểm tham quan thú vị như các đảo với bãi tắm đẹp, hoang sơ, tháp chàm cổ kính và ẩm thực đặc trưng vùng miền biển, xin giới thiệu 10 điểm du lịch Nha Trang tham quan hấp dẫn nhất không thể bỏ qua trong chuyến đi của bạn.

» Xem Thêm

Những dịch vụ miễn phí ở Singapore

Trong báo cáo mới đây, đảo quốc sư tử đã leo lên vị trí đầu bảng trong danh sách các thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới theo tạp chí Economist bình chọn. Điều này khiến cho quyết định tới đây du lịch của nhiều người trong mùa hè này dường như trở nên e dè hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khám phá thành phố xa hoa này với túi tiền không mấy rủng rỉnh, theo gợi ý dưới đây.

» Xem Thêm

Lễ hội Chử Đồng Tử từ ngày 10/3 đến 12/3 (tức từ ngày 10-12/2 âm lịch)

Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong Tứ bất tử của điện thần người Việt. Lễ hội diễn ra từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch. Vào ngày hội, những dòng người khăn áo đủ màu sắc, nườm nượp theo đê hoặc bơi thuyền từ bên kia sông Hồng tấp nập dồn về nơi có lá cờ đại tung bay trước gió nô nức đến trẩy hội tình yêu. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức ở hai ngôi đền.

» Xem Thêm

FESTIVAL HUẾ 2014: Chú trọng tính cộng đồng và nhân văn

Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TT-Huế, cho biết Festival Huế 2014 chủ trương giữ cốt cách truyền thống nhưng luôn đổi mới cách thể hiện, hướng tới tính cộng đồng và nhân văn. Trên cơ sở đó, lễ hội sẽ mở rộng không gian diễn xướng trên sân khấu công cộng từ trung tâm thành phố Huế đến khắp các thị trấn, vùng xa để mọi du khách và người dân đều được thưởng thức; chương trình biểu diễn giao lưu đặc biệt dành cho các đối tượng không có điều kiện tham dự Festival như những người đang ở trong các bệnh viện, nhà máy...

» Xem Thêm

Quảng Ninh: Khánh thành ngôi chùa Ba Vàng có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam

Ngày 9/3, Ban Trị sự chùa Ba Vàng (Bảo Quang Tự) đã tổ chức khánh thành ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

» Xem Thêm

Việt Nam vào top giá phòng khách sạn rẻ nhất thế giới

Chuyên trang du lịch nổi tiếng Hotels.com vừa công bố danh sách những thành phố có giá phòng khách sạn đắt và rẻ nhất thế giới. Hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM đều vào top 10 điểm đến có giá phòng rẻ. Năm 2013, giá phòng khách sạn ở Hà Nội cho một đêm là 65,2 USD, giảm 20% so với năm 2012 (81,9 USD). Đến TP.HCM, du khách sẽ mất 95,3 USD cho một đêm thuê khách sạn, giảm 2% với với năm trước (98,6 USD).

» Xem Thêm